Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Bánh gato ngày càng trở nên phổ biến, nó có mặt trong hầu hết những bữa tiệc, ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên việc tự tay làm và trang trí những chiếc bánh gato riêng biệt cho để tặng cho những người thân yêu dường như không phải là cách mà nhiều người lựa chọn. Nghe đến việc tự tay làm bánh gato người ta đã tưởng tượng ra hàng trăm công đoạn khác nhau, tưởng chừng như không thể làm vì quá khó hay thiếu dụng cụ làm bánh, đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều người.
Trong bài viết này, meohay sẽ chia sẻ với bạn cách làm bánh gato đơn giản nhất, ngay trong chính căn bếp của bạn, thậm chí không cần sử dụng lò nướng bánh. Chỉ với những thao tác đơn giản, không quá khó bạn đã có thể tự tay làm tặng ông xã, bạn bè, con cái… những chiếc bánh thật xinh xắn rồi, chắc hẳn họ sẽ rất hạnh phúc khi nhận được món quà tinh thần này đấy.

Bánh gato tự làm đơn giản
Bài hướng dẫn này dành cho các mẹ đảm đang muốn tự làm bánh kem (bánh gato) mừng sinh nhật ông xã hoặc bé yêu, sau đây là công thức làm bánh kem ngon siêu đơn giản, với hình minh họa cực nhiều giúp các mẹ dễ dàng trong việc thực hành.

Nguyên liệu làm bánh gato

– Bột mỳ đa dụng: 25 gam
– Bột ngô: 25 gam
– Bơ nhạt: 15 gam
– Dầu ăn: 25 gam
– Sữa tươi không đường: 40 gam
– Trứng gà: đã 4 quả (tách riêng lòng đỏ và trắng)
– Đường: 80 gam
– Chanh tươi: ¼ quả
– Muối: 1 nhúm rất nhỏ

Nguyên liệu làm bánh gato cũng rất đơn giản

Cách làm bánh gato

Bước 1
– Cho bột mỳ và bột ngô trộn lẫn, ray qua dụng cụ lọc cho bột thật mịn
– Gói bơ 20 gam, cắt lấy 15 gam, còn 5 gam trong đĩa dùng để lát nữa phết vào giấy nến.
– Cho đĩa bơ (5 gam) vào nồi với một chút nước, đem hấp cách thủy cho bơ tan chảy, cất phần bơ đó riêng ra.

Bước 2
– Đun ít nước sôi, đặt âu lên (chú ý cho ít nước, sao cho đáy âu không chạm nước)
– Cho sữa, 15 gam bơ cùng dầu ăn vào hấp cách thủy. Đợi cho bơ tan thì khuấy đều, tắt bếp bắc âu xuống (Không nên đun hỗn hợp quá nóng hay sôi ùng ục vì dễ dẫn đến vón cục khi trộn bột, chỉ cần sờ ấm tay là được.

– Cho phần bột đã chuẩn bị ở bước 1 vào trộn cùng với hỗn hợp vừa hấp xong (hỗn hợp sữa + dầu ăn + bơ).

– Tiếp đó cho lòng đỏ trứng gà vào và khuấy đều tay theo 1 chiều đến khi bột sền sệt, mịn, không vón cục là được.

Bước 3
– Đánh lòng trắng trứng: Đây là công đoạn khá khó với những bạn chưa thực hiện lần nào nên cần chú ý
– Dụng cụ đánh trứng (sử dụng que đánh trứng và một âu lớn) phải sạch sẽ, khô, không dính dầu ăn, bơ… nếu dụng cụ không sạch đánh trứng sẽ không bông

– Sau khi đánh thật bông trứng thì cho 1 ít muối + nước cốt của 1/4 quả chanh (chú ý bỏ hạt) vào âu
Cách đánh lòng trắng trứng như sau: Ban đầu ấn nút nhỏ, 10 giây sau bắt đầu từ từ lên mức lớn nhất, đánh trong khoảng 35 – 40 giây, khi quan sát thấy xuất hiện các bọt khí lớn ( giống như bọt xà phòng), tắt máy kiểm tra. Nếu hỗn hợp cứng, dốc không đổ là được.
- Tiếp tục bật máy ở chế độ cao nhất, từ từ cho đường vào, đánh thêm 40 giây nữa sẽ thấy hỗn hợp lòng trắng trứng dẻo, sền sệt, mịn và đặc biệt là chóp cứng, nghiêng không đổ, không lung lay, có thể múc thành miếng được.

Bước 4
Chia hỗn hợp lòng trắng trứng làm 3 phần, mỗi lần cho 1/3 vào. Xúc và đảo từ dưới lên để lòng trắng phủ lên bột. Việc làm này sẽ giúp cho phần lòng trắng trứng và bột hòa quyện vào nhau, hạn chế bọt khí trong lòng trắng bị vỡ)
– Hỗn hợp đạt yêu cầu: Quan sát thấy mịn, các thành phần quyện vào nhau thành 1 khối đồng nhất.

Bước 5
– Cắt 1 khoanh tròn giấy nến vừa với đáy nồi, phết bơ (5g bơ đã hấp cách thủy ở bước 1) lên giấy
– Đổ toàn bộ bột vào nồi. Cầm nồi gõ vài cái xuống bàn cho bột dàn đều khắp bề mặt
– Phủ 1 lớp khăn xô lên miệng nồi (hơi nước không rỏ xuống mặt bánh khi nướng), đậy vung lại
Bước 6
– Cho bánh vào nồi cơm điện nướng, trong khi nướng tuyệt đối hạn chế mở vung vì làm lượng nhiệt dễ mất đi và bánh sẽ không chín

– Khi bắt đầu nướng ấn cook, một thời gian, sau đó nồi cơm sẽ nhảy sang chế độ ủ. Trong khoảng 20 phút, khi gửi thấy mùi thơm thì ấn lại nút cook 1 lần nữa trong vòng 2 phút, thả tay ra (lưu ý, chỉ ấn trong vòng 2 phút vì nếu để lâu hơn là bánh sẽ cháy), nướng thêm 6 – 7 phút nữa là được.
– Lúc này mở vung thấy bánh bông lên, bề mặt khô, đông lại, lấy tay ấn vào thấy mềm thì tiến hành lật (bề mặt mà ướt không cứng thì các bạn nướng thêm 5 phút nữa nhé, tùy từng nồi)
– Tiến hành lật bánh: Dùng thìa dặm xung quanh bánh (giúp quá trình lật bánh dễ dàng hơn)
– Dùng chiếc thìa nhỏ nhẹ nhàng lách vào bánh, luồn con dao vào rồi nhẹ nhàng đưa bánh lên, tránh để bánh bị vỡ. Sau đó đem bánh trở lại nồi, ấn nút cook và nướng thêm 5 phút nữa cho mặt còn lại.

Bước 7
– Sau khi đã nướng bánh xong ta tiến hành trang trí. Trước tiên, cắt giấy A4 làm 4 dải bằng nhau để tránh kem tươi bị rớt lung tung trong quá trình trang trí
– Đặt bánh nên giấy
– Kem tươi đánh bông (có thể cho thêm 30 g đường vào đánh cùng tùy theo sở thích ăn ngọt của bạn).

– Dùng kem tươi phủ lên toàn bộ phần bánh vừa nướng, chà láng cho mềm mịn
– Rút 4 dải giấy ra, để bánh vào ngăn đá 30 phút, sau đó dùng hoa quả trang trí (các bạn có thể thoải mái sáng tạo nhé)

Bánh gato xinh xắn thơm ngon tặng người thân, bạn bè
Việc trang trí mặt trên của bánh có rất nhiều cách với các nguyên liệu khác nhau, bạn có thể sử dụng thêm chocolate hay hoa quả như dưa hấu, dứa, xoài để trang trí tùy theo sở thích và mắt thẩm mỹ riêng của mỗi người.
Thật dễ dàng phải không nào, không chỉ là những ngày lễ, ngày sinh nhật của người thân mà ngay cả những ngày cuối tuần bạn cũng có thể tự tay làm món bánh gato để cả gia đình cùng tráng miệng, chúc bạn thành công!
Hoàng Ngân
Du Lịch Hạ Long - Người nội trợ Hạ Long phân biệt có hai loại cá ba gai: cá ba gai thịt vàng và cá ba gai thịt trắng. Cá ba gai thịt vàng, ngon hơn, phân biệt với cá ba gai thịt trắng, kém ngon hơn bởi màu sắc phía bên ngoài của nó: cá thịt vàng thì da phớt trắng có ánh vàng, còn cá thịt trắng thì da hơi sẫm màu và không có ánh vàng.
Đây là loài cá da trơn, nhiều nhớt và tanh. Vì thế phải cạo rửa thật sạch nhớt, thật sạch mang, để ráo. Khi mổ không nên rửa lại.Cá Ba gai  ăn rất ngon, thịt rất thơm.
Và khâu tẩm ướp để om chỉ riêng cá ba gai hay nấu với chuối xanh thì vô cùng đặc biệt. Gia vị để tẩm ướp gồm có riềng, mẻ, nghệ, mắm tôm, một chút ớt bột hoặc hạt tiêu, chút bột canh, chút mì chính. Ướp sao cho khi ăn thấy món cá hơi có vị chua thanh của mẻ, hơi cay, dậy mùi riềng, hơi vàng của nghệ, thoảng mùi mắm tôm và vị vừa ăn. Ướp đủ gia vị, để ngấm chừng từ 20 phút đến nửa tiếng, sau đó đặt nồi cá lên bếp đun nhỏ lửa, âm ỉ, trở các miếng cá qua lại trong khi sôi lăn tăn cho ngấm đều gia vị. Nếu thấy nồi cá bị khô thì chế thêm chút nước sôi vào, nếu đủ nước thì không nhất thiết phải chế thêm nước; sao cho khi ăn thứ bột sền sệt dính vào miếng cá không quá ướt là được. Gia vị rắc cuối cùng vào nồi cá là hành hoa thái nhỏ. Nếu nấu lẫn với chuối xanh, việc ướp gia vị cũng tương tự như trên. Chỉ có điều khác, sau khi ướp, để ngấm, thì nhặt chuối xanh ra để riêng, rồi cho cá vào đun cách thức như trên, khi cá chín độ khoảng 70% mới đổ chuối xanh vào khẽ đảo đều, đun cho tới chín, rắc gia vị, bắc ra. Nước chế vào nồi cá nấu chuối chỉ độ xăm xắp, không nên nhiều hơn.

ca-ba-gai

Có lẽ hầu hết mọi người đều cho rằng giống cá biển da trơn và tanh này chỉ om riềng mẻ mắm tôm là hay nhất. Vậy mà nó còn dùng để kho; kho xong rồi phơi khô. Đây cũng là các món ăn ngon chế từ thứ cá này. Chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong một dịp khác. Chỉ kể thêm ở đây một món canh cá ba gai chế biến ngược lại với món om trên: Cá không hề có mùi tanh và nấu nhiều nước để chan bún.
Cá ba gai làm sạch, sau đó tẩy mùi tanh bằng nước gừng pha với rượu trắng. Tẩy kỹ, rồi xả nước để ráo. Chế biến bình thường như các lại cá nấu canh khác. Có thể chỉ nấu riêng cá, có thể nấu lẫn với dọc mùng, hoặc với chuối xanh, hoặc nấu chín cá trước khi bắc ra cho giá đỗ vào. Nêm hành hoa và tía tô. Nước chế đủ dùng để chan bún. Ăn thật nóng.

Du lịch hạ long là một trong những vùng Biển Quảng Ninh có nhiều loại tôm: tôm he, tôm hùm, tôm dảo, tôm sắt,... nhưng quí nhất vẫn là tôm he, tôm hùm.Tôm hùm có vỏ cứng, đôi càng to khoẻ trông rất dữ tợn, bởi vậy có tên là tôm hùm (chúa tể của các loài tôm). Vỏ tôm hùm thường làm vật trang trí trong các khách sạn, nhà hàng, trong các gia đình ngư dân vùng biển Hạ Long. Còn tôm he có vỏ mềm hơn, thường được chọn làm đặc sản trong các bữa tiệc.
Có hai cách chế biến tôm he đó là tôm hấp và tôm tẩm bột rán. Nhưng tôm hấp được ưa chuộng bởi vẫn giữ được hương vị đậm đà của biển. Tôm he khi còn sống có màu xanh, cái mác trên đầu tôm rất sắc và nhọn. Khi đem chế biến người ta phải bắt tôm rất cẩn thận, sả nước sạch rồi hấp sao cho càng tôm không bị rụng. Tôm hấp xong chuyển sang màu hồng. Trên bàn tiệc có đĩa tôm hấp màu hồng, bên cạnh có đĩa hành trần củ trắng tinh, dọc hành và rau thơm màu xanh, nước mắm có ớt màu đỏ tạo nên một bức tranh tĩnh vật trông thật đẹp mắt và hấp dẫn.

tom-ha-long


Khi ăn tôm hấp, người ta phải bóc vỏ đầu tôm trước. Đầu tôm có lớp gạch màu vàng sánh ăn rất ngậy. Nếu ai không dùng được chất béo thì không nên ăn gạch tôm bởi sẽ lợ ngay, sau đó không muốn ăn các thứ khác. Nhưng nếu không sợ chất béo thì ăn gạch tôm sẽ rất ngon. Đó là tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người. Tôm hấp khi bóc hết vỏ thịt tôm trắng hồng, từng thớ chắc nịch, nhìn thấy đã muốn ăn. Tôm hấp ăn cùng gia vị hành trần, rau thơm, chấm với muối tiêu hoặc mắm ớt, ngon nhất là với nước mắm Đại Yên, Cái Rồng có nêm ớt. Đây là món ăn vừa ngon vừa bổ. Nếu được chế biến, sắp đặt khéo léo trên bàn tiệc, nó trở thành một món ăn có giá trị dinh dưỡng và giá trị thẩm mỹ cao. Bởi vậy tôm hấp được liệt hạng là đệ nhất đặc sản biển Tour Du Lịch Hạ Long

BTemplates.com

Được tạo bởi Blogger.